Tại sao công ty Cổ phần lại phù hợp để trở thành công ty Đại chúng.

Tại sao công ty Cổ phần lại phù hợp để trở thành công ty Đại chúng.

Tại sao công ty Cổ phần lại phù hợp để trở thành công ty Đại chúng.

 

  1. Căn cứ pháp lý
  1. Luật Chứng Khoán 2006
  2. Luật Doanh nghiệp 2014
  1. Nội dung

Theo pháp luật Chứng khoán, Công ty Cổ phần (CTCP) khi đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điều 25 luật Chứng khoán thì sẽ phải đăng kí để trở thành công ty Đại chúng (CTĐC). Loại hình CTCP là loại hình công ty phù hợp nhất để có thể trở thành CTĐC so với các loại hình doanh nghiệp khác. Để làm rõ vấn đề trên dựa vào những tiêu chí sau đây:

Thứ nhất về chủ sở hữu: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì CTCP có số thành viên tối thiểu là ba thành viên và không giới hạn số thành viên tối đa. Trong khi đó, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên có số thành viên tối thiểu là hai và tối đa là năm mươi thành viên. Mà theo quy định của pháp luật chứng khoán thì CTĐC phải là: Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu. Như vậy, so với công ty TNHH thì CTCP là loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Thứ hai về huy động vốn: CTCP được phát hành mọi dạng chứng khoán để huy động vốn như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… Còn với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, được phát hành trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phiếu ra công chúng. Tiếp tục căn cứ vào bản chất của CTĐC là công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng, với mức huy động lớn (10 tỷ đồng), do vậy để phù hợp với tính chất đại chúng cũng như phù hợp với cách thức huy động vốn rộng rãi hơn thì CTCP là loại hình đáp ứng đủ điều kiện này.

Thứ ba về chuyển nhượng vốn: Theo quy định của Luật chứng khoán thì chứng khoán mang tính chất thanh khoản cao, vì vậy các chủ thể tham gia giao dịch chứng khoán dễ dàng trao đổi mua – bán, chuyển đổi quyền sở hữu. Do đó loại hình CTCP là phù hợp hơn do tính dễ dàng chuyển nhượng vốn. Trong CTCP, về nguyên tắc, cổ phần được tự do chuyển nhượng trừ 2 trường hợp quy định tại khoản 3 điều 116 và điều 119 Luật doanh nghiệp. Còn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, vốn góp không được tự do chuyển nhượng ra bên ngoài mà trước hết phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

Từ các tiêu chí nêu trên có thể thấy rằng loại hình công ty Cổ phần là loại hình phù hợp nhất để trở thành công ty Đại chúng.

Bài viết liên quan

Thông báo