MỘT SỐ VẤN ĐỀ XOAY QUANH VIỆC XỬ PHẠT HÀNH VI KHÔNG KHAI BÁO Y TẾ/ KHAI BÁO GIAN DỐI ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỞ VỀ TỪ VÙNG DỊCH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XOAY QUANH VIỆC XỬ PHẠT HÀNH VI KHÔNG KHAI BÁO Y TẾ/ KHAI BÁO GIAN DỐI ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỞ VỀ TỪ VÙNG DỊCH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XOAY QUANH VIỆC XỬ PHẠT HÀNH VI KHÔNG KHAI BÁO Y TẾ/ KHAI BÁO GIAN DỐI ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỞ VỀ TỪ VÙNG DỊCH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XOAY QUANH VIỆC XỬ PHẠT HÀNH VI KHÔNG KHAI BÁO Y TẾ/ KHAI BÁO GIAN DỐI ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỞ VỀ TỪ VÙNG DỊCH

Trước đây, trong công tác phòng, chống dịch bệnh ở Việt Nam, chưa có chế tài xử phạt nào đối với các trường hợp trở về từ vùng dịch mà không khai báo y tế/ khai báo gian dối gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trong khi tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp, nhiều cá nhân lại không nhận thức được hậu quả của hành vi không khai báo y tế/ khai báo gian dối khi trở về từ vùng dịch đối với bản thân và xã hội. Qua bốn đợt bùng phát dịch SARS-CoV-2 vừa qua tại Việt Nam, ghi nhận không ít các ổ dịch bùng lên bởi việc thiếu ý thức của những cá nhân kể trên như ổ dịch tại Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng hay Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chính là do không tìm được nguồn lây bệnh COVID-19 trong cộng đồng, người dân chủ quan về dịch bệnh, có nhiều cá nhân, tổ chức không khai báo, che giấu bệnh của chính mình và của người thân. Thậm chí, có những cá nhân mắc bệnh còn cố tình tắt điện thoại, từ chối nhận cuộc gọi, chặn số của Bộ Y tế, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong quá trình truy tìm ổ dịch và phòng, chống dịch bệnh.

Trước tình hình đó, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 09 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, đối với người có hành vi không khai báo y tế, khai báo y tế quanh co, che giấu lịch trình di chuyển làm ảnh hưởng đến quá trình truy vết có thể bị xử phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định ở Điều 3 Khoản 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức không khai báo, che giấu bệnh của chính mình và của người thân, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, làm bùng phát dịch ở các địa phương, có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể theo Điều 240 Bộ Luật hình sự năm 2015: 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: 

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; 

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; 

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm: 

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; 

b) Làm chết người. 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm: 

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; 

b) Làm chết hai người trở lên. 

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”

Mặt khác, theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì hành vi “Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, các hành vi trốn tránh các biện pháp phòng tránh dịch bệnh đều bị xử lý. Tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự

Bên cạnh đó, Người chưa bị xác định mắc bệnh COVID-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi: trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa; không tuân thủ quy định cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. 

 

Bài viết liên quan

Thông báo