HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI  KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH KHU KINH TẾ

HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH KHU KINH TẾ

HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH KHU KINH TẾ.

Kể từ ngày 10/07/2018, Nghị định 82/2018/NĐ-CP (“Nghị định 82”) của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp bắt đầu có hiệu lực và thay thế cho Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP , Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP.

Theo đó, Khoản 7 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP có quy định :

Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Khu kinh tế quy định tại Nghị định này bao gồm khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi chung là Khu kinh tế, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình);

a) Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế hình thành ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển, được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này;

b) Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.”

Như vậy, ở Việt Nam, đối với loại hình Khu kinh tế, pháp luật chỉ ghi nhận hai hình thức là Khu kinh tế ven biền và Khu kinh tế cửa khẩu. Cũng căn cứ theo Nghị định 82, để chuyển đổi hình thức Khu công nghiệp thành Khu kinh tế, Chủ đầu tư cần lưu ý đáp ứng các điều kiện như sau:

1. Đối với hình thức Khu kinh tế ven biển:

- Phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế;

- Dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật;

- Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế;

- Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, quan trọng và có tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực;

- Có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan tỏa đến các khu vực xung quanh;

- Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học;

- Phù hợp với bố trí quốc phòng và đảm bảo quốc phòng, an ninh; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững.

2. Đối với hình thức Khu kinh tế cửa khẩu:

- Phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội cả nước, vùng và địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền; bao gồm các đơn vị hành chính liền kề, không tách biệt về không gian;

- Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia; giao lưu thuận tiện với các nước láng giềng qua cửa khẩu biên giới đất liền của nước bạn; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật;

- Đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế cửa khẩu bao gồm các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ; có điều kiện phát huy tiềm năng tại chỗ và các vùng xung quanh; có khả năng phát triển thương mại và thu hút đầu tư;

- Gắn kết giữa phát triển kinh tế với việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia tại khu vực biên giới;

- Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học;

- Có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững.

Sau khi đáp ứng được các điều kiện của hình thức Khu kinh tế mà Chủ đầu tư lựa chọn chuyển đổi, Chủ đầu tư cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:

Hồ sơ

- Đề án chuyển đổi công năng Khu công nghiệp thành Khu kinh tế;

- Đề án về quy hoạch phát triển Khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo hướng đề nghị bổ sung mới, mở rộng Khu kinh tế).

- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị bổ sung mới, mở rộng Khu kinh tế vào quy hoạch phát triển Khu kinh tế.

Cơ quan tiếp nhận

- Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với đề án chuyển đổi công năng)

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với đề án về quy hoạch phát triển Khu kinh tế theo hướng bổ sung mới, mở rộng Khu kinh tế)

- Thủ tướng Chính phủ (đối với tờ trình)

Thời gian giải quyết

60 – 70 ngày làm việc

Bài viết liên quan

Thông báo