Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu

Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu

Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu

HỎI: Tôi là chủ sở hữu của một  chuỗi sản xuất bánh xíu páo nổi tiếng ở Nam Đinh. Tôi đã đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp văn bằng bảo hộ vào ngày 24/12/2015. Gần đây cũng ở Nam Định xuất hiện một xưởng sản xuất bánh xíu páo lấy nhãn hiệu bánh của chúng tôi để sản xuất. Vậy tôi cần làm gì để bảo vệ nhãn hiệu của chúng tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn!

TRẢ LỜI: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc tế DTD. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  • Căn cứ pháp lý:

+ Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009

Theo như thông tin bạn đã cung cấp, Bạn đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm xíu páo và đã được cấp văn bằng bảo hộ nên văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu bánh xíu páo của bạn có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.Bên cạnh đó, văn bằng bảo hộ của bạn được cấp ngày 24/12/2015, căn cứ theo Khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ: “6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.” Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của bạn vẫn còn hiệu lực

Việc gần đây xuất hiện một xưởng sản xuất bánh xíu páo khác ở Nam Định lấy nhãn hiệu bánh do bạn đã đăng ký bảo hộ để sử dụng là một hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo Điểm a Khoản 1 Điều 129:

“Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;”

Như vậy xưởng sản xuất đó đã sử dụng trùng nhãn hiệu cho hàng hóa trùng với loại hàng hóa mà chuỗi sản xuất của bạn đã đăng ký bảo hộ. Theo đó, với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như trên sẽ bị xử lý như sau:

Thứ nhất, bạn có thể áp dụng quyền tự bảo vệ theo điều 198 Luật sở hữu trí tuệ để bảo vệ nhãn hiệu của bạn.

 

Điều 198. Quyền tự bảo vệ

1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, bạn có thể áp dụng biện pháp công nghệ theo khoản 2 Điều 21Nghị định 105/2006/NĐ-CP để ngăn ngừa hành vi xâm phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ hoặc có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài thương mại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài ra bạn còn có các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo điều 199 Luật sở hữu trí tuệ

“Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Bài viết liên quan

Thông báo