Khó khăn do Covid-19: Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

Khó khăn do Covid-19: Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

Khó khăn do Covid-19: Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

Hỏi: Công ty Luật TNHH Quốc tế DTD cho tôi hỏi: Công ty chúng tôi là công ty TNHH hai thành viên trở lên. Hiện tại, do dịch Covid-19 bùng phát trở lại nên hoạt động kinh doanh của công ty chúng tôi vô cùng khó khăn, nhiều khả năng sẽ phải dừng hoạt động. Mặc dù chúng tôi vẫn hy vọng doanh nghiệp có thể phục hồi sau đại dịch nhưng nếu tình hình ngày một xấu đi, chúng tôi cũng đã tính đến trường hợp sẽ giải thể để giảm thiểu tối đa các khoản thâm hụt. Vì vậy, mong DTD tư vấn giúp chúng tôi nên lựa chọn giải pháp nào trong trường hợp này, tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc tế DTD. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

*Căn cứ pháp lý:

- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 (“Luật Doanh nghiệp 2014”)

- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp (“Nghị định 78/2015/NĐ-CP”)

Theo như thông tin bạn cung cấp, hiện tại công ty của bạn đang rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhiều khả năng sẽ phải dừng hoạt động. Và bạn đang băn khoăn không biết nên quyết định tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa mức thâm hụt đang ngày càng tăng do đại dịch kéo dài. Dựa trên những mong muốn của bạn, DTD xin đưa ra tư vấn như sau:

Nội dung

Tạm ngừng kinh doanh

Giải thể

Đánh giá

Khái niệm

Tạm ngừng kinh doanh là doanh nghiệp tạm ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định do gặp khó khăn có thể về tài chính hoặc nhân công…, và sau khoảng thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ trở lại hoạt động bình thường.

Giải thể là doanh nghiệp chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của doanh nghiệp đó trên thị trường.

Mặc dù Luật doanh nghiệp 2014 cũng như các luật liên quan không quy định nhưng có thể hiểu tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo định nghĩa đã nêu.

Trường hợp tạm ngừng kinh doanh và giải thể công ty

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. (khoản 1 Điều 200 LDN 2014)

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(Khoản 1 Điều 201 LDN 2014)

 

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp tự quyết định tạm ngừng kinh doanh hoặc tự nguyện giải thể.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Riêng với trường hợp giải thể, doanh nghiệp có thể bị bắt buộc giải thể nếu thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty đã kết thúc mà không có quyết định gia hạn; hoặc doanh nghiệp vi phạm pháp luật; hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Hậu quả pháp lý

- Tạm ngừng kinh        doanh chỉ làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động như bình thường.

- Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (khoản 3 Điều 200 LDN 2014).

 

- Giải thể doanh nghiệp dẫn đến chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp.

- Trước khi giải thể doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. (khoản 2 Điều 201 LDN 2014).

Tạm ngừng kinh doanh không không dẫn đến hậu quả pháp lý làm dứt tồn tại của doanh nghiệp như giải thể, thay vào đó, tạm ngừng kinh doanh chỉ làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, sau đó doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động bình thường.

 

Từ những phân tích ở trên, DTD khuyến nghị doanh nghiệp của bạn nên tiến hành thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh trước. Bởi vì luật quy định: “Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.” (khoản 2 điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP), do đó, trước tình hình khó khăn như hiện tại, doanh nghiệp của bạn có thể tạm dừng hoạt động trong vòng 02 năm. Sau đó, nếu tình hình vẫn không khả quan bạn có thể lựa chọn giải thể doanh nghiệp của mình.

Bài viết liên quan

Thông báo