Chấm dứt việc nuôi con nuôi
Hỏi: Công ty luật TNHH Quốc tế DTD cho tôi hỏi: Năm năm trước tôi và chồng kết hôn nhưng vẫn không có con do đó tôi đã nhận cháu X làm con nuôi theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện giờ X đã 20 tuổi nhưng ăn chơi lêu lổng, nghiện ngập và nhiều lần mắng nhiếc không nghe lời vợ chồng tôi khuyên nhủ. Hiện tại, tôi không muốn X làm con nuôi tôi nữa. Vậy tôi có thể chấm dứt quan hệ với X không, thủ tục để chấm dứt quan hệ giữa tôi và X như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc tế DTD. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
+ Luật nuôi con nuôi năm 2010
+ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
+ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án
Theo thông tin bạn đã cung cấp thì vợ chồng bạn nhận nuôi X theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay X đã 20 tuổi nhưng ăn chơi lêu lổng, nghiện ngập và nhiều lần mắng nhiếc không nghe lời của vợ chồng bạn nên bạn muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa vợ chồng bạn và X. Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:
Căn cứ tại điều 25 Luật nuôi con nuôi quy định:
“Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Theo quy định trên, X là người đã thành niên nên việc vợ chồng bạn muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi là hoàn toàn có căn cứ.
Căn cứ Điều 10 Luật nuôi con nuôi và khoản 5 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi thuộc về tòa án nhân dân.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm l khoản 2 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền tòa án nhân dân cấp huyện và thẩm quyền của tòa án nhân dân theo lãnh thổ thì tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ chồng bạn cư trú hoặc nơi X làm việc và cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi.
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;”
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con
Căn cứ điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự (Phải đáp ứng các yêu cầu theo khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự)
+ Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Theo nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì mức lệ phí mà bạn phải nộp là 300.000 đồng