THỦ TỤC NHẬP KHẨU QUẦN ÁO, GIÀY DÉP, TÚI XÁCH TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU QUẦN ÁO, GIÀY DÉP, TÚI XÁCH TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU QUẦN ÁO, GIÀY DÉP, TÚI XÁCH TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM

Hỏi: Công ty luật TNHH Quốc tế DTD cho tôi hỏi: Hiện tại công ty tôi muốn nhập khẩu mới 100% các mặt hàng quần áo, giày dép, túi xách từ Hàn Quốc về Việt Nam nhưng chưa biết thủ tục thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay. Vì vậy, mong DTD tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc tế DTD. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

*Căn cứ pháp lý:

1. Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương (“Nghị định 69/2018/NĐ-CP”)

2. Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 25 tháng 03 năm 2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (“Thông tư 38/2015/TT-BTC”)

3. Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 04 năm 2018 sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 25 tháng 03 năm 2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (“Thông tư 39/2018/TT-BTC”)

4. Nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/09/2016 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (“Nghị định số 134/2016/NĐ-CP”)

5. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 (“Luật Hải quan 2014”)

6. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (“Nghị định 08/2015/NĐ-CP”)

7. Các quy định pháp luật khác. 

 

Theo thông tin bạn cung cấp, các mặt hàng quần áo, giày dép, và túi xách may sẵn từ Hàn Quốc nhập khẩu mới 100% mà Công ty bạn đang có dự định nhập khẩu không thuộc trường hợp cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện, theo quy định tại Phụ lục I, III Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Do đó, Công ty của bạn có thể thực hiện nhập khẩu các mặt hàng này theo trình tự thủ tục sau:  

Bước 1: Ký hợp đồng thương mại 

Bạn và đối tác cùng nhau thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật. 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hải quan 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC thành phần hồ sơ hải quan bao gồm: 

-Tờ khai hải quan: mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC

 

-Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp

 

-Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp

 

-Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu: 01 bản chính

 

-Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính

 

-Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên

 

-Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;

 

-Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

 

-Hợp đồng ủy thác: đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác: 01 bản chụp

Ngoài ra, đối với hàng hóa nhập khẩu theo điều ước quốc tế, người nộp thuế nộp thêm:

- Điều ước quốc tế: (Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam-Hàn Quốc): 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu, khi nộp hồ sơ miễn thuế lần đầu; (Khoản 4 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP)

 

Bước 3: Nộp hồ sơ 

- Hình thức: 

Khai hải quan điện tử hoặc khai tờ khai hải quan giấy (căn cứ khoản 3 Điều 25 Luật hải quan 2014: “3. Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau: a) Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia; b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.”

Điều 18 Thông tư 38/2015/ TT-BTC)

- Thời gian: 

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 25 Luật hải quan 2014điểm b khoản 8 Điều 18 Thông tư 38/2015/ TT-BTC:

-Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

-Trường hợp phương tiện vận tải nhập cảnh khai hải quan điện tử, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày phương tiện vận tải đến cửa khẩu theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

-Trường hợp phương tiện vận tải làm thủ tục hải quan nhập cảnh theo phương thức thủ công, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày cơ quan hải quan đóng dấu lên bản khai hàng hóa nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ).

- Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: 

Trụ sở Cục hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan (theo khoản 1, khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan: “1. Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; 2. Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.” (được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP)

Bài viết liên quan

Thông báo