THƯ TÍN DỤNG L/C CÓ THỂ BỊ HUỶ BỎ KHÔNG ?

THƯ TÍN DỤNG L/C CÓ THỂ BỊ HUỶ BỎ KHÔNG ?

THƯ TÍN DỤNG L/C CÓ THỂ BỊ HUỶ BỎ KHÔNG ?

Câu hỏi: Tôi là một thương nhân Việt Nam có ký hợp đồng buôn bán với thương nhân bên Singapore, chúng tôi thoả thuận thanh toán bằng thư tín dụng L/C và điều chỉnh bằng luật Việt Nam nhưng khi bên Singapore chuyển hàng cho tôi thì hàng lại không hề đúng chất lượng, tôi đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng do bên kia vi phạm cơ bản nghĩa vụ và từ chối thanh toán thế nhưng Ngân hàng lại bảo là L/C không thể bị huỷ được và bắt buộc Ngân hàng phải hoàn thiện thủ tục thanh toán cho bên ngân hàng bên Singapore. Luật sư cho tôi hỏi kỹ về trường hợp này liệu L/C có thể bị huỷ bỏ không? Vì tôi cho rằng L/C là một phần của hợp đồng, hợp đồng bị huỷ thì L/C cũng phải bị huỷ.

 

Trả lời :  Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, DTD và cộng sự rất vui lòng được tư vấn bạn như sau:

 

1. Cơ sở pháp lý.

 

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ 600 do phòng thương mại quốc tế ban hành ( UCP 600)
  • Luật các tổ chức tín dụng 2010.

 

2. Tư vấn chi tiết.

 

Thứ nhất là về việc chọn luật điều chỉnh L/C, bạn và thương nhân bên Sigapore đã lựa chọn luật Việt Nam để điều chỉnh hợp đồng cũng như là L/C vậy thì theo Điều 666 Bộ luật dân sự 2015 : “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế…” . 

Điều 664 khoản 2 quy định : “ Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên. “

 

Như vậy luật Việt Nam mà hai bên thoả thuận đã dẫn chiếu đến UCP 600 vì vậy L/C sẽ được điều chỉnh theo quy tắc UCP 600 được ban hành bởi ICC.

 

Thứ hai là về việc huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền được đơn phương huỷ bỏ do bên Singapore đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng.

 

Thứ ba là về L/C, bạn không thể huỷ được L/C bởi về quy tắc, theo quy định tại UCP 600 Điều 2 :” Tín dụng thư là một sự thỏa thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của Ngân hàng phát hành để thanh toán khi xuất trình chứng từ phù hợp”. Tuy vậy có hai trường hợp một là L/C có thể huỷ ngang hai là không thể huỷ ngang, dù là loại nào thì sau khi đã phát hành bạn cũng không thể huỷ được. Việc huỷ bỏ L/C cũng không phải là do bạn quyết định trong trường hợp này.

 

Nói cách khác đi tức là L/C là giao dịch riêng biệt của ngân hàng với ngân hàng chứ không phải là một phần của hợp đồng, Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với Hợp đồng mua bán và các hợp đồng khác là cơ sở của tín dụng. Các Ngân hàng không liên quan đến hoặc ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng như thế. Vì vậy, sự cam kết của một Ngân hàng đthanh toán hoặc thương lượng thanh toán,... không phụ thuộc vào khiếu nại hoặc biện hộ của người yêu cầu phát hành tín dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với Ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng – Điều 4 UCP 600.

                                                

Hơn nữa L/C là một giao dịch mang tính chất chứng từ (như đã nói ở trên) thì ngân hàng phát hành (ngân hàng bạn mở) L/C chỉ cần nhận đủ bộ chứng từ phù hợp ở bên ngân hàng thụ hưởng kia là có thể có đủ cơ sở để thanh toán.

 

Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào về vấn đề này hay bất kỳ một vấn đề nào khác thì hãy liên hệ ngay với DTD và cộng sự, chúng tôi rất vui lòng được giúp!

Bài viết liên quan

Thông báo