Phân biệt BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Phân biệt BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Phân biệt BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Hỏi: 

Công ty luật TNHH Quốc tế DTD cho tôi hỏi: Tôi được biết rằng BHXH có  2 loại là  BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, được coi là một sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, tôi không biết tại sao BHXH lại phải phân chia ra làm hai loại như vậy và phân biệt chúng như thế nào. Vì vậy, mong quý Công ty tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc tế DTD. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20/11/2014. (“Luật BHXH 2014”)

- Nghị định 58/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 27/5/2020 quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. (“Nghị định 58/2020/NĐ-CP”)

- Nghị định 134/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 29/12/2015 hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. (“Nghị định 134/2015/NĐ-CP”)

- Nghị định 143/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2018 hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. (“Nghị định 143/2018/NĐ-CP”)

- Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 18/2/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. (“Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH”)

Theo như câu hỏi của bạn, bạn đang không xác định được sự khác nhau giữa 2 loại BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, cụ thể trong trường hợp nào thì phải đóng BHXH bắt buộc và khi nào thì nên đóng BHXH tự nguyện. Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật BHXH 2014, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH. Như vậy, pháp luật về BHXH đã quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện tham gia của 2 loại hình BHXH này. DTD xin đưa bảng phân loại dưới đây để bạn tham khảo:

 

Căn cứ pháp lý

BHXH bắt buộc

BHXH tự nguyện

Khái niệm

- Khoản 2, 3 Điều 3 Luật BHXH 2014

Là loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) do Nhà nước tổ chức mà người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham gia.

Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Các chế độ BHXH

Điều 4 Luật BHXH 2014

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Đối tượng tham gia

- Điều 2 Luật BHXH 2014

- Khoản 1 Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP

- Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH

1. NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

(1) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

(2) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

(3) Cán bộ, công chức, viên chức;

(4)  Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

(6) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

(7) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

(8) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

(9) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3. NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;

b) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

c) Người lao động giúp việc gia đình;

d) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

đ) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

e) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

g) Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

h) Người tham gia khác.

Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức đóng BHXH

- Điều 5, 85, 86 Luật BHXH 2014

 

- Khoản 1 Điều 87 Luật BHXH 2014, Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP

- Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.

1. Đối với NLĐ: 

- NLĐ (1), (2), (3), (4), (5), (8) hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.

2. Đối với NSDLĐ: 

- NSDLĐ hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ (1), (2), (3), (4), (5), (8) như sau:

+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

+ 0,5% vào quỹ TNLĐ-BNN (trường hợp được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn thì mức đóng là 0,3%);

+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- NSDLĐ hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với NLĐ (6) như sau:

+ 0,5% vào quỹ TNLĐ-BNN (trường hợp được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn thì mức đóng là 0,3%);

+ 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- NSDLĐ hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

- NSDLĐ hằng tháng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như sau:

+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

+ 0,5% vào quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN (trường hợp được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn thì mức đóng là 0,3%);

- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn, cụ thể như sau:

- Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

- Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

 

Bài viết liên quan

Thông báo