NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Hỏi:

Công ty Luật Quốc tế DTD cho tôi hỏi: Tôi là người nước ngoài, đang kinh doanh một thương hiệu trà sữa do mình sáng lập ra. Hiện nay bạn của tôi có dự định kinh doanh trà sữa và muốn nhận nhượng quyền thương hiệu này từ công ty tôi. Vậy, tôi có thể nhượng quyền cho bạn tôi không và tôi phải làm như thế nào để đăng ký nhượng quyền thương tại Việt Nam. Tôi cảm ơn!

 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn của Công ty Luật Quốc tế DTD. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành hành .

- Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 03 năm 2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.

- Nghị định số 08/2018/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 15 tháng 01 năm 2018 về sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công thương.

- Thông tư số 09/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại ban hành ngày 25 tháng 05 năm 2006 về hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

 Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, cả thương nhân Việt Nam và thương nhân người nước ngoài đều có thể tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại (“1. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại”.)

+ Bên cạnh đó Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP về điều kiện đối với “bên nhượng quyền” như sau:

“Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất 01 năm”.

 

Bài viết liên quan

Thông báo