QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH

QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH

QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH

Hỏi: Công ty Luật TNHH Quốc tế DTD cho tôi hỏi: Trong chuyến du lịch sapa ngày 16/12/2019 tôi có chụp một bộ hình phong cảnh sapa làm kỷ niệm. Sau đó tôi có đăng lên nhóm “ Hội nhiếp ảnh gia” để giao lưu. Ngày 24/03/2020 có một cuộc thi về nhiếp ảnh gia, một nhiếp ảnh gia khác đã lấy tác phẩm của tôi đi thi đồng thời thì thay đổi tác giả của bức  tranh đó thành anh ta và đã đạt giải nhất, tác giả đó cũng là thành viên trong “ hội nhiếp ảnh gia”. Vậy tôi có được bảo hộ quyền tác giả và phải làm gì để lấy lại tác phẩm của mình? Tôi xin trân thành cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc tế DTD. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  • Căn cứ pháp lý:

            + Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009

            + Nghị định số  22/2018/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một só điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên

Theo thông tin anh đã cung cấp, thì bức tranh phong cảnh Sapa mà anh đã chụp là tác phẩm nhiếp ảnh theo quy định tại  Điều 14 nghị định 22/2018/NĐ-CP.

“Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.”

Như vậy theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ thì bức ảnh này là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả và được hưởng một số quyền nhất định theo Điều 19 và điều 20 Luật sở hữu trí tuệ.

Căn cứ vào điều 27 thời hạn bảo hộ quyền tác giả Luật sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả của anh vẫn đang trong thời gian bảo hộ. Tuy nhiên tác phẩm của anh đã bị người khác sử dụng và thay đổi tên tác giả để tham gia dự thi. Đây là một là một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ

“Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

  1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Đối với hành vi chiếm đoạt quyền tác giả như trên bạn có thể sử dụng quyền tự bảo vệ tại điều 198 Luật sở hữu trí tuệ.”

“Điều 198. Quyền tự bảo vệ

1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy để lấy lại tác phẩm của mình anh có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để ngăn ngừa hành vi xâm phạm  hay yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài ra bạn còn có các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 

Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Bài viết liên quan

Thông báo