Đăng ký thường trú tại Hà Nội

Đăng ký thường trú tại Hà Nội

Đăng ký thường trú tại Hà Nội

Hỏi: Công ty Luật TNHH Quốc tế DTD cho tôi hỏi: Tôi đã ở Hà Nội được 4 năm và mới mua nhà ở 36 Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Để tiện cho công việc nên tôi muốn đăng ký thường trú tại Hà Nội thì phải làm như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc tế DTD. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  • Căn cứ pháp lý:

+ Luật cư trú năm 2006;

+ Luật Thủ đô 2012;

+Thông tư 35/2014/TT-BCA.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đang muốn đăng ký thường trú tại khu vực nội thành Hà Nội. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu quy định pháp luật, DTD đưa ra quy trình thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội để bạn tham khảo như sau:

 - Thứ nhất: Về điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội

Khoản 4 Điều 19 Luật Thủ Đô năm 2012 quy định: 

“4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:

a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;

b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.”

Theo quy định này, trường hợp của bạn, đã đăng ký tạm trú và tạm trú liên tục tại nội thành Hà Nội 3 năm và đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì bạn  có thể có đủ điều kiện để đăng ký thường trú tại Hà Nội.

- Thứ hai, về thành phần hồ sơ để đăng ký  thường trú tại Hà Nội

Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về hồ sơ để đăng ký thường trú tại Hà Nội bao gồm:

  1. Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu 
  2. Bản khai nhân khẩu 
  3. Giấy chuyển nhân khẩu 
  4. Sổ tạm trú 
  5. Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu: Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh). )
  6. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.

- Thứ ba: Thời hạn giải quyết 

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 21 Luật cư trú năm 2006 quy định:

“3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.” 

Như vậy, thời hạn giải quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

-Thứ tư: Về thẩm quyền giải quyết 

Khoản 1 Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BCA   quy định về thẩm quyền đăng ký thường trú như sau: 

1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.”

Vì vậy, công an quận Nam Từ Liêm sẽ có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký thường trú tại Hà Nội của bạn. 

Bài viết liên quan

Thông báo