Yêu cầu xác nhận thông tin khi sử dụng ví điện tử

Yêu cầu xác nhận thông tin khi sử dụng ví điện tử

Yêu cầu xác nhận thông tin khi sử dụng ví điện tử

Ví điện tử là một loại trung gian thanh toán, kết nối trực tiếp với tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc thẻ ghi nợ chính vì thế cần phải làm rõ thông tin cá nhân của chủ sở hữu ví điện tử nhằm tăng cường bảo mật và tránh rủi ro cho người sử dụng. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, từ ngày 07/07/2020, tài khoản nào chưa cung cấp đủ thông tin hồ sơ mở ví điện tử sẽ bị tạm khóa dịch vụ. DTD sẽ cung cấp một số thông tin pháp lý liên quan đến chính sách mới của Ngân hàng nhà nước về vấn đề ví điện tử.

1. Quy định về mở ví điện tử

Điều 9 Thông tư 23/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 07/01/2020, quy định người dùng ví điện tử phải cung cấp một số thông tin cá nhân cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Cụ thể, hồ sơ bao gồm các thông tin:

- Đối với ví điện tử của cá nhân:

(i) họ tên; (ii) ngày tháng năm sinh; (iii) quốc tịch; (iv) số điện thoại; (v) số căn cước công dân. Ngoài ra, người dùng còn cần xuất trình căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu (bản chính hoặc bản sao hoặc bản scan)

- Đối với ví điện tử của tổ chức sử dụng phải xác thực tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; mã số doanh nghiệp và mã số thuế (nếu tổ chức có mã số thuế khác mã số doanh nghiệp); địa chỉ đặt trụ sở chính; địa chỉ giao dịch; số điện thoại. Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức mở ví điện tử xác thực tương tự như cá nhân mở ví.

Đối với người dùng đã đăng ký ví điện tử trước ngày 07/01/2020 nhưng chưa hoàn thiện thông tin, trong vòng 06 tháng kể từ ngày 07/01/2020, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thu thập, bổ sung thông tin khách hàng.

2. Quy định trong quá trình sử dụng ví điện tử

Khi sử dụng ví điện tử, người dùng phải tuân thủ các quy định tại khoản 6 Điều 9 Thông tư 23/2019/TT-NHNN quy định:

+ Chỉ được nạp tiền vào ví điện tử từ:

(i) Tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng tại ngân hàng;

(ii) Nhận tiền từ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở.

- Mục đích sử dụng ví điện tử:

(i) Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;

(ii) Chuyển tiền cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở;

(iii) Rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng tại ngân hàng.

Nghiêm cấm hành vi sử dụng Ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác…

3. Rủi ro khi xác nhận thông tin ví điện tử

Với việc cung cấp thông tin để lập hồ sơ mở ví điện tử, người dùng phải đối mặt với nguy cơ những thông tin cơ bản, bao gồm thông tin căn cước, số điện thoại, thông tin thẻ ngân hàng (nếu ví điện tử được liên kết với thẻ ngân hàng) bị rò rỉ. Mặc dù Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã tuyên bố bảo mật thông tin khách hàng là trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, song trên thực tế nguy cơ rò rỉ thông tin là hoàn toàn có thể xảy ra.

Điều 23 Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến chủ tài khoản. Nếu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp, tiết lộ thông tin khách hàng không đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền theo quy định tại khoản 03 Điều 27 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, cụ thể:

“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cung cấp, tiết lộ thông tin khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không đúng quy định của pháp luật”

Ngoài ra người dùng cũng có thể khởi kiện tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để đòi bồi thường thiệt hại do bị rò rỉ thông tin (Điều 18 Nghị định 101/2012/NĐ-CP).

Bài viết liên quan

Thông báo