Nội dung mới về tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Nội dung mới về tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Nội dung mới về tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Ngày 20/11/2017, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 với nhiều thay đổi, bổ sung đáng chú ý trong các quy định về kiểm soát đặc biệt và phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Điều 4 của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 đã bổ sung thêm định nghĩa "Kiểm soát đặc biệt", theo đó: "Kiểm soát đặc biệt là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Mục 1, Chương VIII của Luật". 

Điều 4 cũng đồng thời bổ sung thêm 6 định nghĩa liên quan đến cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm: (i) Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; (ii) Phương án phục hồi; (iii) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; (iv) Phương án chuyển giao bắt buộc; (v) Bên nhận chuyển giao; (vi) Tổ chức tín dụng hổ trợ.

Điểm được chú ý nhiều nhất của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 là việc bổ sung một số lượng lớn các điều khoản mới quy định chi tiết 5 phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tại Chương VIII. Trong khi Mục 1, Chương VIII, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 chỉ đặt ra các điều khoản quy định cơ bản về kiểm soát đặc biệt (như khả năng chi trả; việc áp dụng, ra quyết định, chấm dứt kiểm soát đặc biệt; nhiệm vụ quyền hạn của Ban kiểm soát; thẩm quyền của Ngân hàng nhà nước; trách nhiệm của Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; khoản vay đặc biệt) thì Mục 1, Chương VIII, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 đã được chia thành các mục nhỏ hơn quy định chi tiết về từng phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:

- Mục 1a. Đánh giá thực trạng và quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

- Mục 1b. Phương án phục hồ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

- Mục 1c. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

- Mục 1d. Phương án giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

- Mục 1đ. Phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt

- Mục 1e. Phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Đối với phương án phá sản, các quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục cũng như các nội dung tối thiểu của một phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lần đầu tiên được xuất hiện tại Mục 1e. Những quy định này phần nào thể hiện "thái độ" của Ngân hàng nhà nước cũng như các nhà quản lý trong việc chấp nhận phá sản ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2018.

 

 

Bài viết liên quan

Thông báo