thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết loại hình doanh nghiệp nào phù hợp

thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết loại hình doanh nghiệp nào phù hợp

Hỏi đáp pháp luật:

Hỏi: Công ty Luật DTD cho tôi hỏi: Tôi muốn thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết loại hình doanh nghiệp nào phù hợp. Hiện doanh nghiệp tôi định thành lập có trên 2 thành viên góp vốn?Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty luật DTD. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  • Căn cứ pháp lý : + Luật Doanh Nghiệp 2014

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, bạn sẽ có thể lựa chọn giữa hai loại hình Doanh nghiệp là Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Chúng tôi sẽ nêu cho bạn những ưu nhược điểm của hai loại hình doanh nghiệp này để bạn có thể lựa chọn một cách phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình.

Thứ nhất, đối với công ty cổ phần

*Ưu điểm:

- Đặc trưng lớn nhất của công ty cổ phần đó là việc không giới hạn số lượng vốn góp, điều này giúp loại hình này linh hoạt trong hoạt động góp vốn.

- Cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không giới hạn

- Chế độ trách nhiệm là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu ra thị trường, đây là một kênh hiệu quả để kêu gọi vốn góp

- Việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty tương đối dễ dàng

*Nhược điểm:

- Việc quản lý, điều hành công ty cổ phần sẽ gặp nhiều khó khăn do số lượng cổ đông thường rất đông. Bên cạnh đó, cổ đông nào có nhiều vốn góp đương nhiên sẽ có quyền chi phối đến hoạt động của công ty.

Thứ hai, đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

*Ưu điểm:

- Số lượng của công ty không được quá 50 thành viên, do các thành viên trong công ty có mối quan hệ với nhau nên việc quản lý, điều hành dễ dàng hơn so với công ty cổ phần

- Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi vốn góp vào công ty nên gây ít rủi ro cho người góp vốn

- Chế độ chuyển nhượng vốn góp trong công ty chặt chẽ hơn nên dễ dàng kiểm soát được các hoạt động của công ty

*Nhược điểm:

- Việc huy động vốn hạn chế hơn so với công ty cổ phần, hơn nữa do chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn nên thường có phần rủi ro cho các đối tác của công ty.

Bài viết liên quan

Thông báo