Chế tài xử lý hành vi mua bán hàng giả

Chế tài xử lý hành vi mua bán hàng giả

Chế tài xử lý hành vi mua bán hàng giả

Nhằm tránh tình trạng mua bán hàng giả tràn lan, trong thời gian qua Tổng cục QLTT (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Đội QLTT số 2 và Đội QLTT số 14 (Cục QLTT Hà Nội) kiểm tra đột xuất tại 7 “điểm” nóng thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra đã phát hiện và tạm giữ 2.373 đơn vị sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá. Trong đó có hơn 1000 đơn vị hàng hóa như giày dép, quần áo có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Nike, Adidas, Gucci, Chanel,... và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Thực tế cho thấy, hàng giả được sản xuất giống như hàng thật về mọi mặt và tinh vi khiến cho người tiêu dùng rất khó phân biệt. Hàng giả ngày càng xuất hiện tràn lan trên thị trường làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, các công ty kinh doanh hợp pháp, đặc biệt là ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng. Vậy pháp luật đã có những quy định như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và những doanh nghiệp làm ăn chân chính?

Qua bài viết này DTD sẽ phân tích và làm rõ chế tài xử phạt đối với hành vi mua bán hàng giả cũng như cung cấp một số dịch vụ pháp lý giúp khách hàng kinh doanh mà không có vướng mắc về mặt pháp luật.

1. Hàng giả là gì?

Căn cứ theo Khoản 8, Điều 3, Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định về hàng giả:

“8. “Hàng giả” gồm:

a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;”

Như vậy, pháp luật đã quy định rõ sản phẩm/hàng hóa như thế nào là giả.

2. Các chế tài áp dụng đối với hành vi mua bán hàng giả

Cá nhân, tổ chức có hành vi mua bán hàng giả có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ vi phạm.

Đối với hành vi mua bán hàng giả là giày dép, quần áo trong sự việc trên, cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Điều 13. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức còn phải buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 điều này:

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Như vậy, đối với hành vi mua bán hàng giả, chủ cơ sở kinh doanh có thể chịu mức phạt từ 200.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy vào giá trị của hàng thật trên thị trường.

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với những trường hợp xâm phạm nghiêm trọng đến nền kinh tế như mua bán số lượng lớn hàng giả, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa giả vào lưu thông thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

3. Một số dịch vụ pháp lý DTD cung cấp liên quan để giúp Khách hàng trong vấn đề này

Trên thực tế, có nhiều cơ sở kinh doanh, buôn bán các sản phẩm từ các hãng nổi tiếng trên thế giới nhưng vẫn bị các cơ quan chức năng xử phạt về hành vi mua bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ do không xuất trình được giấy tờ về nguồn gốc của sản phẩm/ hàng hóa đó.

DTD sẽ cung cấp những dịch vụ pháp lý liên quan nhằm thực hiện giúp khách hàng kinh doanh mà không có vướng mắc về mặt pháp luật như sau:

- Tiến hành đăng ký hộ kinh doanh cá thể/doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi có trụ sở;

- Tiến hành thủ tục về công bố sản phẩm nhập khẩu;

- Đăng ký nhãn hiệu,....

Và các thủ tục liên quan khác phù hợp với từng loại hình kinh doanh, sản phẩm, địa điểm,...

Bài viết liên quan

Thông báo