Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng

Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng

Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng

Hỏi: Công ty Luật TNHH quốc tế DTD cho tôi hỏi: Tôi và công ty X có ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 16/02/2017 trong hợp đồng có nêu rõ rằng vị trí làm việc của tôi là kế toán cho công ty X có trụ sở tại Hà Nội. Tuy nhiên, ngày 13/07/2020 vừa qua tôi nhận được quyết định với nội dung ngày 15/07/2020  tôi phải đến Nha Trang làm việc với vị trí khác trong vòng 5 tháng. Theo quan điểm của mình tôi cảm thấy Công ty X đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.. Vậy, cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành Công ty X có vi phạm quyền lợi của tôi không và tôi phải làm gì trước hành vi đó. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc tế DTD. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  • Căn cứ pháp lý:

+ Bộ luật lao động 2012

+ Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Theo như thông tin bạn cung cấp thì trong hợp đồng lao động giữa bạn và công ty X có ghi rõ vị trí làm việc của bạn là kế toán ở chi nhánh Hà Nội. Tuy nhiên ngày 13/05/2020 bạn lại nhận được quyết định chuyển công tác trong 5 tháng với vị trí công việc khác so với hợp đồng. Việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động được  quy định cụ thể như sau: 

Thứ nhất: Về căn cứ để chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

 Khoản 1 Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.”

Theo quy định này, người sử dụng lao động được phép chuyển người lao động sang vị trí công việc khác trong một số trường hợp  sau:

+ Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;

+ Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Sự cố điện, nước;

+ Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động  thì người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp. Theo điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

“2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.”

Như vậy trong trường hợp của bạn, nếu công ty X tạm thời chuyển bạn làm công việc khác do nhu cầu sản xuất kinh doanh thì phải được quy định cụ thể trong nội quy doanh nghiệp thì mới có căn cứ để chuyển bạn làm việc khác so với hợp đồng.

Thứ 2: Về thời gian chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động 

Khoản 3 Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định:

“ Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.”

Dựa trên căn cứ này, có thể thấy việc công ty điều chuyển chuyển bạn đến làm việc tại một vị trí khác so với hợp đồng đã ký kết,  trong thời hạn 5 tháng mà không có sự đồng ý của bạn bằng văn bản là trái quy định pháp luật.

Thứ 3: Về thời hạn thông báo 

Theo quy định tại  khoản 2 Điều 31 Bộ luật lao động 2012:

“Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.”

Theo thông tin bạn cung cấp công ty X chỉ thông báo cho bạn biết trước về việc chuyển bạn đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong thời hạn 2 ngày( Từ ngày 13/07/2020- 15/07/2020). Vì vậy, Công ty đã vi phạm thời hạn thông báo đối với người lao động.   

Trong trường hợp này, bạn có thể khiếu nại lên công ty hoặc thông qua tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ Luật Lao động 2012: 

1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.”

Trong trường hợp đã khiếu nại lên công ty hoặc thông qua tổ chức công đoàn nhưng không thể giải quyết được thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động cá nhân thông qua hòa giải viên lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 Luật Lao động 2012:

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải”

Căn cứ khoản 1 Điều 198 Bộ luật lao động 2012, thì tranh chấp lao động cá nhân sẽ được giải quyết theo sự phân công của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận có thẩm quyền giải quyết 

“Điều 198. Hòa giải viên lao động

1. Hoà giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hoà giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.”

 Nếu vẫn không thể hòa giải  bạn  có thể khởi kiện ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự.

Bài viết liên quan

Thông báo